Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô. Còn gì thú vị bằng buông thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng để thả hồn vào những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm cất lên trên bồng bềnh sông nước Hương giang "... Em cạn lời cho anh dứt nhạc; Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh; Một đêm đàn lạnh trên sông Huế; Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh..." 4 Câu kết của bài thơ một đêm đàn lạnh trên sông huế của nhạc sĩ Văn Cao làm gợi lên trong tôi bao cảm xúc về một thú thưởng thức âm nhạc ở xứ huế xưa.
Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật độc đáo của người dân Cố đô. Còn gì thú vị bằng buông thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng để thả hồn vào những làn điệu ca Huế ngọt ngào sâu thẳm cất lên trên bồng bềnh sông nước Hương giang
"... Em cạn lời cho anh dứt nhạc;
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh;
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế;
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh..."
4 Câu kết của bài thơ một đêm đàn lạnh trên sông huế của nhạc sĩ Văn Cao làm gợi lên trong tôi bao cảm xúc về một thú thưởng thức âm nhạc ở xứ huế xưa.
Xem Thêm:
Ca Huế hình thành vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, dưới thời đại chúa Nguyễn Phúc Chu cầm quyền (1691 - 1725).
Ngọn nguồn của nó là dòng âm nhạc chuyên nghiệp của cư dân Việt, vốn manh nha trong các thời Lý, Trần, Lê, đã vào xứ Huế qua các cuộc di dân của người Việt ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa và miền đồng bằng Bắc Bộ vào lập ấp ở Phú Xuân cùng chung sống với cư dân bản địa Champa , nên mới sáng tác các làn điệu mang hơi hưởng pha trộn Việt - Chăm. Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong tiếp nối truyền thống thưởng thức âm nhạc ở Đàng Ngoài. Cho tổ chức các buổi ca nhạc có lời ca ở cung đình. Thú thưởng ngoạn này lúc đầu chỉ giới hạn ở phủ chúa hoặc các bậc vương công, mãi sau này mới lan ra quần chúng.
Ca Huế là loại ca nhạc cổ điển, nó có cơ hội hình thành ở một vùng đất có điều kiện kinh tế văn hoá phát triển, giàu có về thơ ca, đầy tính chất trữ tình. Xét về những điều kiện ấy, Thuận Hóa quả là địa điểm thích hợp nhất hội đủ các yếu tố để ca Huế sống được và phát triển.
Tuy nhiên, Chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài 45 năm (1627 - 1672) khó có điều kiện để an hưởng thú nghệ thuật tao nhã ở cung đình. Khi chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691)dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân năm 1687, chúa chỉ ở ngôi được 4 năm thì mất. Chúa Nguyễn Phúc Chu kế vị, là vị chúa mộ đạo, có tài văn chương, ham mê nghệ thuật lại ở ngôi 34 năm nên có đủ thì giờ và điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển ca Huế.
Ca huế có nhiều điểm tương đồng với ca trù vì cũng chung một nguồn gốc là bắt nguồn từ những lối ca vũ trong cung vua chúa thời xưa.
Các chúa Nguyễn muốn chứng tỏ tinh thần độc lập ở một vùng văn hoá khác biệt với chúa Trịnh ở miền Bắc nên hết lòng cổ xúy cho nghệ thuật ca Huế, một thú thưởng ngoạn tao nhã ở chốn kinh kỳ của tầng lớp thống trị. Về sau, ca Huế ngày càng thịnh đạt, lại ảnh hưởng lan ra Bắc, vào Nam. Dòng nhạc cổ điển này đã ảnh hưởng đến dân ca quan họ Bắc Ninh và nghệ thuật sân khấu chèo ở Bắc Bộ. Ca nhạc Huế là nguồn làm nảy sinh hai hình thức âm nhạc cổ điển được nhân dân địa phương rất ưa thích,đó là đàn Quảng phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ và Đờn ca tài tử phổ biến ở Nam kỳ.
Năm 1993,đoàn Ca kịch Huế có chủ trương xé lẻ để các diễn viên có thể diễn ca Huế trên sông, phục vụ khách du lịch. Các diễn viên nhạc công của Huế cùng tham gia mới đáp ứng được yêu cầu sau khi Huế được thế giới công nhận là di sản văn hoá của nhân loại vào tháng 12-1993.
"... Em cạn lời cho anh dứt nhạc;
Biệt ly đôi phách ngó đàn tranh;
Một đêm đàn lạnh trên sông Huế;
Ôi nhớ nhung hoài vạt áo xanh..."
4 Câu kết của bài thơ một đêm đàn lạnh trên sông huế của nhạc sĩ Văn Cao làm gợi lên trong tôi bao cảm xúc về một thú thưởng thức âm nhạc ở xứ huế xưa.
Xem Thêm:
Ca Huế hình thành vào cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, dưới thời đại chúa Nguyễn Phúc Chu cầm quyền (1691 - 1725).
Ngọn nguồn của nó là dòng âm nhạc chuyên nghiệp của cư dân Việt, vốn manh nha trong các thời Lý, Trần, Lê, đã vào xứ Huế qua các cuộc di dân của người Việt ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa và miền đồng bằng Bắc Bộ vào lập ấp ở Phú Xuân cùng chung sống với cư dân bản địa Champa , nên mới sáng tác các làn điệu mang hơi hưởng pha trộn Việt - Chăm. Các chúa Nguyễn ở Đàng Trong tiếp nối truyền thống thưởng thức âm nhạc ở Đàng Ngoài. Cho tổ chức các buổi ca nhạc có lời ca ở cung đình. Thú thưởng ngoạn này lúc đầu chỉ giới hạn ở phủ chúa hoặc các bậc vương công, mãi sau này mới lan ra quần chúng.
Ca Huế là loại ca nhạc cổ điển, nó có cơ hội hình thành ở một vùng đất có điều kiện kinh tế văn hoá phát triển, giàu có về thơ ca, đầy tính chất trữ tình. Xét về những điều kiện ấy, Thuận Hóa quả là địa điểm thích hợp nhất hội đủ các yếu tố để ca Huế sống được và phát triển.
Tuy nhiên, Chiến tranh Trịnh Nguyễn kéo dài 45 năm (1627 - 1672) khó có điều kiện để an hưởng thú nghệ thuật tao nhã ở cung đình. Khi chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691)dời phủ từ Kim Long về Phú Xuân năm 1687, chúa chỉ ở ngôi được 4 năm thì mất. Chúa Nguyễn Phúc Chu kế vị, là vị chúa mộ đạo, có tài văn chương, ham mê nghệ thuật lại ở ngôi 34 năm nên có đủ thì giờ và điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển ca Huế.
Ca huế có nhiều điểm tương đồng với ca trù vì cũng chung một nguồn gốc là bắt nguồn từ những lối ca vũ trong cung vua chúa thời xưa.
Các chúa Nguyễn muốn chứng tỏ tinh thần độc lập ở một vùng văn hoá khác biệt với chúa Trịnh ở miền Bắc nên hết lòng cổ xúy cho nghệ thuật ca Huế, một thú thưởng ngoạn tao nhã ở chốn kinh kỳ của tầng lớp thống trị. Về sau, ca Huế ngày càng thịnh đạt, lại ảnh hưởng lan ra Bắc, vào Nam. Dòng nhạc cổ điển này đã ảnh hưởng đến dân ca quan họ Bắc Ninh và nghệ thuật sân khấu chèo ở Bắc Bộ. Ca nhạc Huế là nguồn làm nảy sinh hai hình thức âm nhạc cổ điển được nhân dân địa phương rất ưa thích,đó là đàn Quảng phổ biến ở vùng Nam Trung Bộ và Đờn ca tài tử phổ biến ở Nam kỳ.
Năm 1993,đoàn Ca kịch Huế có chủ trương xé lẻ để các diễn viên có thể diễn ca Huế trên sông, phục vụ khách du lịch. Các diễn viên nhạc công của Huế cùng tham gia mới đáp ứng được yêu cầu sau khi Huế được thế giới công nhận là di sản văn hoá của nhân loại vào tháng 12-1993.
COMMENTS